Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ăn nghệ có tác dụng cải thiện trí nhớ?; Dấu hiệu xuất hiện khi ăn cay cảnh báo vấn đề sức khỏe cần lưu ý; Đau ngực trái, khi nào không phải là dấu hiệu của đau tim?…
Tác dụng ngừa ung thư ít người biết của củ cải
Rau củ là thực vật có tác dụng kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa bệnh mạn tính và phòng tránh ung thư. Củ cải là loại rau được xếp vào họ cải. Chúng chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt.
Củ cải có nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến là củ cải trắng, củ cải đỏ. Một chén củ cải chứa gần 2 gram chất xơ, cung cấp khoảng 20% lượng vitamin C hằng ngày.
Ngoài ra, trong củ cải còn có kali, canxi, chất chống ô xy hóa cùng nhiều dưỡng chất có lợi khác. Một số dưỡng chất trong củ cải có tác dụng tăng hàm lượng chất chống ô xy hóa glutathione trong cơ thể. Đây là chất chống ô xy hóa được gan tạo ra và rất cần thiết cho quá trình giải độc của cơ thể.
Củ cải còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, một chất chống ô xy hóa được chứng minh là có thể giúp chống lại một số loại ung thư. Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Science phát hiện dùng liều cao vitamin C có thể giúp chống lại ung thư đại trực tràng. Các tế bào ung thư đại trực tràng đã hấp thụ một dạng vitamin C bị ô xy hóa, từ đó gây gián đoạn các quá trình sinh học của tế bào ung thư và khiến chúng chết dần.
Hạt củ cải cũng có tác dụng chống ung thư vú. Một nghiên cứu trên chuyên san Phytomedicine phát hiện chất sulforaphane trong hạt củ cải có tác dụng làm giảm khả năng phân chia của tế bào ung thư và khiến chúng chết nhanh hơn. Những lợi ích khác của rau lang sẽ có trên trang sức khỏe ngày 3.12.
Dấu hiệu xuất hiện khi ăn cay cảnh báo vấn đề sức khỏe cần lưu ý
Thức ăn cay thường khiến chúng ta dễ bị chảy nước mũi. Điều này là do cơ thể xem chất gây cay là tác nhân gây kích ứng và tiết nước mũi để bảo vệ niêm mạc mũi. Trong một số trường hợp, nước mũi chảy quá nhiều khi ăn cay có thể là dấu hiệu cảnh vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Nguyên nhân chính khiến chúng ta dễ bị chảy nước mũi, nước mắt khi ăn cay là do hàm lượng chất capsaicin có trong thức ăn. Chất capsaicin có nhiều trong tiêu và ớt, tạo nên vị cay đặc trưng của 2 loại thực vật này.
Chất capsaicin có tác dụng kích hoạt các đầu dây thần kinh trong mũi và xoang, kích thích tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Chảy nước mũi khi ăn cay là điều bình thường. Tuy nhiên, chảy quá nhiều có thể là dấu hiệu viêm mũi dị ứng và tác nhân gây dị ứng là chất capsaicin.
Một thành phần khác có vị cay trong thực vật là allyl isothiocyanate. Chính chất này đã mang đến vị cay đặc trưng cho wasabi, củ cải, cải ngựa và mù tạt. Allyl isothiocyanate cũng được dùng làm thành phần sản xuất thuốc trừ sâu và diệt nấm.
Không chỉ gây chảy nước mũi, capsaicin và allyl isothiocyanate còn gây nghẹt mũi, khiến nước mũi tích tụ sau cổ họng, hắt hơi và ho. Chảy nhiều nước mũi khi ăn cay còn có thể là dấu hiệu của chứng viêm mũi vị giác. Đây là tình trạng xảy ra khi thực phẩm cay kích hoạt dây thần kinh sinh ba và khiến nước mũi chảy nhiều. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 3.12.
Đau ngực trái: Khi nào không phải là dấu hiệu của đau tim?
Đau ngực trái thường liên quan đến các vấn đề về tim. Nhưng bên cạnh đó, mọi người cũng cần biết là có nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn dù không phải là bệnh tim nhưng vẫn gây đau ngực trái.
Đau ngực trái là triệu chứng báo động, đặc biệt là khi cơn đau xuất hiện một cách đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Với bệnh tim, nguyên nhân gây đau ngực trái có thể là phình tách động mạch chủ hay đau thắt ngực, tình trạng xảy ra khi tim không nhận đủ máu và ô xy.
Đau thắt ngực sẽ gây cảm giác thắt chặt, bóp nghẹt hoặc như có thứ gì đó đè ép lên ngực. Bệnh có thể bị kích hoạt do hoạt động thể chất quá sức, căng thẳng về cảm xúc hay vấn đề tim mạch tiềm ẩn.
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên chủ quan với những cơn đau thắt ngực. Trong một số trường hợp, cơn đau này có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh tim mạch nghiêm trọng, đặc biệt là đau tim.
Đau ngực không phải lúc nào cũng là đau tim. Bệnh viêm màng ngoài tim cũng có thể gây ra cảm giác đau tương tự như đau tim nhưng thường sẽ kèm theo cảm giác đau nhói và lan đến cổ, vai trên. Cơn đau sẽ trở nên nặng hơn khi nằm xuống, nuốt hay hít thở sâu. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Tham khảo Báo Thanh Niên
#tac-dung-it-nguoi-biet-cua-cu-cai